- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Quỳ Châu là một huyện miền núi ở phía Tây Bắc Nghệ An dọc theo tuyến đường số 8. Nơi đây có vị trí chiến lược khá đặc biệt, được xem là “tấm áo giáp phía Tây Bắc” tỉnh Nghệ An: phía Bắc giáp Quế Phong và Thanh Hoá, phía Đông giáp Thanh Hoá, phía Nam giáp Con Cuông và Quỳ Hợp, phía Tây giáp Quế Phong.
Cũng giống như các vùng quê, các miền đất khác Quỳ Châu cũng có nguồn gốc hình thành và phát triển. Vùng đất thuộc huyện Quỳ Châu cùng với huyện Quế Phong, Quỳ Hợp ngày nay là một đơn vị hành chính được hình thành từ thời xa xưa. Năm Vĩnh Lạc thứ 13 (1415) được gọi là Châu Quý. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông sát nhập cả Châu Hoàn và Châu Diện (thuộc vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh ngày nay) lập ra thừa tuyên Nghệ An. Thừa tuyên Nghệ An chia làm 9 phủ, 25 huyện và 2 châu vùng đất Châu Quý lập thành Phủ Quỳ Châu. Phủ Quỳ Châu gồm có hai huyện là Trung Sơn và Thúy Vân. Đến triều Nguyễn, dưới thời vua Minh Mạng (1831) tổ chức hành chính nước ta được sắp xếp lại: cả nước chia thành 20 tỉnh, dưới mỗi tỉnh chia ra phủ và huyện. Phủ Quỳ Châu lúc này chia làm 3 huyện Quế Phong (tức huyện Trung Sơn cũ), huyện Thúy Vân và huyện Nghĩa Đàn. Đến thời cai trị của thực dân Pháp, đơn vị hành chính của phủ Quỳ Châu có sự thay đổi; Ngày 22-10-1907, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chia Phủ Quỳ Châu ra làm hai đơn vị hành chính ngang nhau là Quỳ Châu và phủ Nghĩa Đàn.
Địa dư của Phủ Quỳ Châu lúc này bao gồm phần đất của hai huyện Quế Phong, Thúy Vân và hai tổng của thượng huyện Nghĩa Đàn với diện tích 5.000km. Phía Bắc và Đông Bắc giáp hai huyện Thường Xuân và Nghi Xuân, Thanh Hóa, phía Đông Nam giáp Nghĩa Đàn, phía Tây Nam giáp Tương Dương, phía Tây giáp huyện Sầm Tớ, tỉnh Sầm Nưa của nước Lào, với đường biên giới hơn 85km lúc này phủ Quỳ Châu được chia thành 11 tổng và 37 làng xã, mỗi xã là một đơn vị hành chính riêng. Sau cách mạng Tháng Tám 1945, cấp tổng bị bãi bỏ, cấp trên xã dưới tỉnh đều nhất loạt gọi là huyện.
Ngày 19-4-1963, Hội đồng Chính Phủ ra Quyết định số 52/CP phê chuẩn việc chia lại địa giới 3 huyện của tỉnh Nghệ An là Quỳ Châu – Anh Sơn – Nghĩa Đàn thành 7 huyện mới. Trong đó huyện Quỳ Châu được chia thành 3 huyện mới là Quế Phong (6 xã), Quỳ Hợp (13 xã) và Quỳ Châu. Huyện Quỳ Châu mới nằm giữa hai huyện Quế Phong (phía Tây Bắc) và Quỳ Hợp (phía Đông Nam), với diện tích bằng 1198 km, gồm có 11 xã với dân số 16.979 người.
Về địa giới cấp xã qua nhiều lần tách ra, nhập vào thay đổi nhiều nhất là vào các năm 1947, 1961, 1963, 1969. Đến nay huyện Quỳ Châu có một thị trấn Tân Lạc và 11 xã bao gồm: Châu Hạnh, Châu Hội, Châu Bình, Châu Nga, Châu Tiến, Châu Bính, Châu Thuận, Châu Thắng, Châu Phong, Châu Hoàn, Diễn Lãm,
Về Thị trấn, tuy đã hình thành từ trước nhưng bắt đầu từ ngày 14-6-1990, ban tổ chức cán bộ của Chính phủ có Quyết định số 275/TCCP về việc thành lập thị trấn Quỳ Châu của huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ Tỉnh, trên cơ sở tách các xóm Rú Lim, Na Pựt, Hỏng Vai, Tà Pụ, Piêng Phụ, Nạ Púa, Bản Cáng, Đống Pòng, của xã Châu Hạnh. Thị trấn Quỳ Châu có 86 hécta diện tích rừng tự nhiên và 1850 nhân khẩu. Thị Trấn Quỳ Châu không chỉ là trung tâm chính trị của huyện mà còn là trung tâm trao đổi mua bán hàng hóa của các làng, bản ở huyện Quỳ Châu.
So với phủ Quỳ Châu cũ thì hiện nay diện tích của huyện Quỳ Châu nhỏ hơn rất nhiều khoảng 1057,66 km, tuy nhiên so với diện tích toàn tỉnh Nghệ An thì diện tích của huyện Quỳ Châu khá lớn so với các huyện khác trong tỉnh. Hơn nữa, do có vị trí nằm sát các huyện miền núi gần biên giới Việt – Lào, nơi có vị thế chiến lược hết sức quan trọng, vì vậy Quỳ Châu cũng được coi là khu vực trọng yếu về an ninh, quốc phòng và là địa bàn có điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội.
Địa hình ở Quỳ Châu rất phức tạp, ở đây có các dãy núi lớn như: Phù Chó ở phía Bắc, Phú Huống ở phía Nam và có nhiều dãi núi nhỏ đã cắt thung lũng Quỳ Châu ra nhiều vùng. Mặc dù địa hình không mấy thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, song nó lại chứa nhiều tài nguyên, khoáng sản, tạo điều kiện cho việc phát trển các ngành kinh tế khác.
- Tinh thần yêu nước của Nhân dân huyện Quỳ Châu
Nhân dân Quỳ Châu có truyền thống yêu nước nồng nàn, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược ở thế kỷ XV, Quỳ Châu là một trong những địa bàn hoạt động quan trọng của nghĩa quân Lam Sơn. Trong những năm cuối thế kỷ XIX, mảnh đất Quỳ Châu lại chứng kiến những trận chiến đấu oanh liệt của các nghĩa sỹ yêu nước chống thực dân Pháp. Gương hy sinh anh dũng của Đốc binh Lang Văn Thiết mãi mãi là niềm kiêu hãnh và tự hào của các thế hệ người dân Quỳ Châu. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Quỳ Châu đã có những đóng góp to lớn về sức người, sức của cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng quê hương, đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay, với truyền thống anh dũng, kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, cần cù, thông minh và sáng tạo trong lao động sản xuất, tài hoa và tinh tế trong đời sống văn hóa tinh thần; nhân dân các dân tộc Quỳ Châu đã cùng nhau đoàn kết làm cho quê hương Quỳ Châu ngày càng khởi sắc; diện mạo Quỳ Châu ngày càng đổi mới; Đời sống chính trị, quốc phòng – an ninh luôn được củng cố và ổn định. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Quỳ Châu quyết tâm phấn đấu, sớm đưa Quỳ Châu trở thành một huyện phát triển vững mạnh, toàn diện về mọi mặt của vùng Tây bắc Nghệ An.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN QUỲ CHÂU
I- Giai đoạn 1955- 1964:
Năm 1959, ngành Y tế Quỳ Châu bắt đầu thành lập Bệnh xá, địa điểm tại Bản Na Phi Phố Tân Lạc (Nay gọi là Khối Hạnh Khai – Thị trấn Tân Lạc). Trạm xá xã chưa được hình thành, tất cả bệnh nhân đều được cơ bản điều trị tại đây và nếu nặng khó có điều kiện gửi lên tuyến tỉnh. Địa hình rộng lớn gồm Quỳ hợp, Quỳ Châu và Quế Phong hiện nay; Với lực lượng 01 bác sỹ … Phùng; 02 y sỹ từ miền xuôi cử lên (Quế Triêm và Nguyễn Hữu Ý đều quê ở Diễn Châu), 01 Hộ sinh và một số cán bộ sơ học, vệ sinh viên .
Bệnh xá trưởng là bác sỹ Phùng, được cử từ Hà nội vào; Các phó là Y sỹ: Nguyễn Vinh Quang, Nguyễn Hữu Ý; Bác sỹ Quế Triêm: chịu trách nhiệm công tác điều trị.
Đến tháng 4/1963, được chia tách địa giới hành chính Phủ Bọn thành 3 huyện là huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp và Quế Phong. Trong những năm chiến tranh phá hoại Miền Bắc giặc Mỹ đánh phá khu vực cầu Kẻ Bọn ác liệt nên Bệnh Xá được chuyển về địa điểm mới tại Bản Minh Tiến xã Châu Hạnh Quỳ Châu năm (1963- 1969), bệnh viện được kê 30 giường bệnh, sau đó chuyển đến địa điểm mới là bản Đồng Minh Châu Hạnh (nay là khối 4, thị trấn Tân Lạc Quỳ châu) là bệnh viện đa khoa Quỳ Châu hiện nay.
II- Giai đoạn 1965- 1975:
Cuối năm 1964 đầu năm 1965 , bệnh viện Quỳ Châu được thành lập trên cơ sở mới với 30 giường bệnh, sau đó nâng lên 40 giường bệnh.
* Trưởng Phòng Y tế – Bệnh viện trưởng: BS Quế Triêm
* Phó phòng – Bệnh viện – Phó bệnh xã Y sỹ – Nguyễn Vinh Quang và có 03 y sỹ đầu tiên của Quỳ Châu ra trường 1968, cùng một số Y tá sơ cấp, Hộ sinh sơ cấp và các vệ sinh viên.
Cơ sở vật chất bằng tranh tre nứa lá do cán bộ và nhân dân làm nên, sau 14 năm cơ sở dột nát hư hỏng, không đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, Bệnh viện được chuyển đến xây dựng mới là địa điểm hiện nay:
+ Bệnh viện Trưởng: BS Hồ Xuân Mai
+ Trưởng phòng Y tế, Bệnh viện phó: YS Lăng Khắc Luật.
Hệ thống y tế xã đã bắt đầu có y sỹ và y tá người địa phương phụ trách, các xã đã hình thành các cơ sở trạm y tế có phòng khám chữa bệnh, phòng sản, có phòng bán thuốc. Cửa hàng dược phẩm huyện được hình thành và đi vào hoạt động sản xuất chủ yếu là nước cất pha tiêm và một số dịch truyền.
Phong trào vệ sinh, thực hiện khẩu hiệu “ba sạch và ba diệt” xây dựng giếng nước, nhà tắm, hố tiêu. Có chủ trương dời chuồng gia súc gia cầm ra khỏi gầm nhà sàn.
III – Giai đoạn 1976- 1980:
Về tổ chức: Y tế Quỳ Châu đã có mô hình y tế cấp huyện hoàn chỉnh. Phòng Y tế là một trong 24 phòng ban của chính quyền huyện, 11 trạm y tế cơ sở được thành lập. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện với quy mô 65 giường bệnh, có đầy đủ các khoa lâm sàng, cận lâm sàng như: máy XQ, xe vận chuyển cấp cứu bệnh nhân nặng… Bệnh viện được xây dựng ở trung tâm huyện, thuận lợi cho chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Bệnh viện trưởng: Bác sĩ Nguyễn Văn Ngọc.
Bệnh viện phó: Bác sỹ Lương Gia Liêm.
Trưởng phòng y tế: YS Lăng Khắc Luật.
IV- Giai đoạn 1981- 1990
Vẫn bộ khung lãnh đạo trên, năm 1990 Phòng Y tế sát nhập với bệnh viện thành Trung tâm y tế cấp huyện. Biên chế được giao là 138 cán bộ, trong đó chỉ có 9 bác sỹ, còn lại là y sỹ ,Y tá và sơ học. Cơ sở vật chất được nâng cấp rõ rệt, công tác tổ chức đào tạo được tăng cường, trang thiết bị, y dụng cụ từ trung tâm xuống cơ sở được củng cố.
– Năm 1984-1986:
Bệnh viện trưởng: Bác sỹ Lương Gia Liêm
Bệnh viện phó: Bác sỹ Lang Thanh Lăng
Trưởng phòng y tế: YS Lăng Khắc Luật
– Năm 1987-1988:
Bệnh viện trưởng – TPYT: BS Phạm Đình Hiêng
Bệnh viện phó – PPYT: Bác sỹ Lang Thanh Lăng.
Bệnh viện phó phụ trách ngoại viện: YS: Lê Xuân Chuyển
– Năm 1989-1990:
Bệnh viện trưởng- TPYT: BS Quế Triêm
Bệnh viện phó – PPYT: Bác sỹ Lang Thanh Lăng.
Bệnh viện phó phụ trách ngoại viện: YS: Lê Xuân Chuyển
- Giai đoạn 1990- 2003
Giám đốc TTYT: Bác sỹ: Lang Thanh Lăng
Phó giám đốc – PPYT: Bác sỹ: Hủn Vi Trường
Phó GĐ phụ trách ngoại viện: YS Lê Xuân Chuyển
Sau đó Bác sỹ Nguyến Văn Hạnh làm Phó ; ông Lê Xuân Chuyển: Đội trưởng
VI. Giai đoạn 2003 – 2017
– Trưởng phòng y tế:
+ BS: Lang Thanh Lăng (2003-2005)
+ BS: Vi Văn Thắng (2007- 2014)
+ BS: Lữ Thị Thanh (2015- 2017)
– Ban giám đốc Bệnh viện :
+ BS: Hủn Vi Trường (2003-2013)
+ BS: Đặng Tân Minh (2013 đến 4/2017 và từ nay đổi tên là Trung tâm y tế huyện Quỳ Châu)
– Phó giám đốc :
+ BS: Nguyễn Văn Hạnh (2003- 2006)
+ BS: Đặng Tân Minh (2006- 2013)
+ DS: Hoàng Anh Hiệp (2008- 2017)
+ BS: Lô Thanh Quý (2015- 2017)
– Giám đốc TTYT:
+ BS: Nguyễn Văn Hạnh: (2006- 2013)
+ BS: Hủn Vi Trường (3013- 2017)
– Phó giám đốc TTYT:
+ BS: Nguyễn Thị Dịnh (2006- 2014)
+ BS CKI: Vi Văn Thắng (2015-2017)
- Giai đoạn 2017 đến nay
– Từ tháng 4 năm 2017 đến nay Trung tâm y tế sáp nhập với Bệnh viện đa khoa huyện Quỳ Châu; Từ tháng 8/ 2020, Trung tâm Dân số sáp nhập về Trung tâm Y tế và lấy tên là: Trung Tâm y tế Quỳ Châu, là một Trung tâm y tế đa chức năng.
– Giám đốc Trung tâm y tế:
+ Bác sỹ CKII : Đặng tân Minh
– Phó Giám đốc:
+ Bác sỹ CKII: Lô Thanh Quý
+ Dược sỹ CKI: Hoàng Anh Hiệp
+ Bác sỹ CKI: Vi Văn Thắng
– Trưởng Phòng Y tế: Lữ Thị Thanh
Hiện nay TTYT Quỳ Châu có cơ sở khang trang liền khuôn viên, thiết bị y tế tương đối hoàn chỉnh.
Nhân lực tính đến tháng 6 năm 2020: 130 nhân viên y tế (trong đó):
– Bác sỹ CKI: 04; Dược sỹ CKI: 01; bá sỹ đa khoa: 15; bác sỹ định hướng: 08; Bác sỹ YHDP: 03; Bác sỹ YHCT: 03; CNYT CC: 02;
– Dược sỹ: DSĐH: 02; DSCĐ: 04; DSTC: 02.
– Y sỹ Đa khoa: 13; Y sỹ Đy: 02
– Điều dưỡng ĐH: 03 ; Điều dưỡng CĐ: 32; Điều dưỡng TH: 08.
– KTV CĐ: 06 ; KTV TH: 01.
– Nữ hộ sinh: Cao dẳng: 05; Trung học: 01.
– Khác: 09
Hiện nay đáp ứng đủ nhân lực và đáp ứng công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân./.