BS Phan Quý đang thử việc tại Khoa Nội TTYT, sau khi được Giám đốc giao nhiệm vụ tìm hiểu về phác đồ điều trị Viêm dạ dày do vi khuẩn HP ( Đang là thời sự của nhà chuyên môn Nội khoa). Trân trọng giới thiệu Phác đồ điều trị cho đồng Nghiệp để tham khảo. Xin cảm ơn
II. 5 loại phác đồ điều trị HP từ Bộ Y Tế
Để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Hp và cải thiện bệnh đau dạ dày hiệu quả, sử dụng phác đồ điều trị Hp ngay trong giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát là lựa chọn đúng đắn của hầu hết bệnh nhân nhiễm trùng khuẩn. Sau khi thăm khám và thực hiện đầy đủ các thủ thuật cũng như phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của từng người, giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng do bệnh gây ra trong thời gian ngắn nhất. Dưới đây là 5 phác đồ điều trị vi khuẩn Hp được Bộ Y Tế khuyến cáo sử dụng.
1. Phác đồ điều trị Hp với liệu pháp trị liệu 3 thuốc
Phác đồ điều trị Hp với liệu pháp trị liệu 3 thuốc (clarithromycin,thuốc PPI (chất ức chế bơm proton), metronidazole) được sử dụng lần đầu tiên ở Mỹ và thường được dùng cho bệnh nhân nhiễm trùng khuẩn Hp trong giai đoạn đầu với lần điều trị đầu tiên hoặc mức độ nhiễm khuẩn nhẹ.
Phác đồ điều trị Hp 3 thuốcPhác đồ điều trị Hp 3 thuốc được bác sĩ đề nghị áp dụng đối với trường hợp đầu tiên sử dụng hoặc người bệnh nhiễm khuẩn Hp ở mức độ nhẹ
Phác đồ này thường được sử dụng với 3 loại thuốc kháng sinh khác nhau và thời gian áp dụng để loại bỏ vi khuẩn Hp từ 10 – 14 ngày. Có hai trường hợp dùng liệu pháp trị liệu 3 thuốc đó là:
Clarithromycin (500mg/ 2 viên/ ngày) + PPI (chất ức chế bơm proton) (2 lần/ngày)
Kết quả đạt được: Tiêu diệt vi khuẩn Hp > 80% ngay lần đầu tiên điều trị.
2. Phác đồ điều trị Hp liệu pháp trị liệu 4 thuốc
Liệu pháp trị liệu 4 thuốc được sử dụng khi phác đồ điều trị Hp 3 thuốc thất bại hoặc không mang lại kết quả cao trong chữa trị. Và một số thí nghiệm ngẫu nhiên đối chứng cho thấy liệu pháp 4 thuốc ( PP, tetracylin và metronidazole, bismuth) có thể đạt được tỷ lệ diệt trừ vi khuẩn Hp tương đương với liệu pháp trị liệu 3 thuốc. Tuy nhiên, hạn chế của phác đồ này có thể dẫn đến tình trạng khó dung nạp thuốc và làm tăng nguy cơ Hp kháng kép, bởi kết hợp quá nhiều loại thuốc. Phác đồ điều trị Hp với liệu pháp 4 thuốc thường được áp dụng từ 10 – 14 ngày và được chia làm hai loại đó là phác đồ điều trị Hp có hoặc không có sử dụng Bismuth.
Cụ thể như sau:
Phác đồ điều trị Hp với liệu pháp trị liệu 4 thuốc có sử dụng Bismuth: Tinidazole hay Metronidazole 250mg/4 viên/ngày + Bismuth 120mg/4 viên/ngày + Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày hoặc PPI dùng 2 lần/ngày.
Phác đồ điều trị Hp liệu pháp trị liệu 4 thuốc không có sử dụng Bismuth: Am0-xici-llin (1g/ 2 viên/ ngày) + PPI (2 lần/ ngày) + Metronidazole (500mg/ 2 viên/ ngày) + Clarithromycin (500mg/ 2 viên/ ngày)
Kết quả điều trị: Với trường hợp điều trị Hp với liệu pháp 4 thuốc có sử dụng Bismuth (không có kháng sinh Clarithromycin) hiệu quả sau 14 ngày điều trị 95%. Do đó, phác đồ điều trị Hp này thường được sử dụng cho bệnh nhân trước đó đã dùng macrolide hoặc người bệnh có khả năng kháng kháng sinh Clarithromycin.
3. Phác đồ điều trị Hp nối tiếp
Phác đồ điều trị Hp kế tiếp được sử dụng như giải pháp kế tiếp nhưng đôi khi chúng được sử dụng ngay ở hai liệu trình đầu. Liệu pháp điều trị kế tiếp này thường được sử dụng trong 10 ngày, bao gồm Am0-xici-llin (2g/ ngày) và PPI (2 lần/ ngày) trong 5 ngày đầu tiên. Và 5 ngày tiếp theo với PPI 2 lần/ngày phối hợp cùng với Tinidaz0le 500mg/2 viên/ngày và Clarithr0mycin 500mg/2 viên/ngày.
Phác đồ điều trị Hp nối tiếpPhác đồ điều trị Hp nối tiếp được áp dụng khi các liệu pháp trị liệu đưa ra trước đó bị thất bại
Kết quả đạt được: Phác đồ điều trị Hp với liệu pháp nối tiếp tuy có chứa macrolide nhưng tỷ lệ tiêu diệt vi khuẩn Hp khá cao chiếm 88,9% trên các chủng kháng thuốc kháng sinh clarithromycin và đạt tỷ lệ 28,6% so với phác đồ điều trị Hp 3 thuốc. Phương pháp này được các chuyên gia tiêu hóa Châu Âu và Mỹ đánh giá cao, mang tính ưu việt hơn phác đồ điều trị Hp 3 thuốc.
4. Phác đồ điều trị Hp với liệu pháp 3 thuốc chứa Levofloxacin
Phác đồ điều trị Hp này được sử dụng dựa trên liệu pháp trị liệu 3 thuốc nhưng khác ở chỗ có kèm theo thuốc Levofl0xacin. Phác đồ điều trị Hp 3 thuốc có chứa Levofl0xacin được đề nghỉ sử dụng tiêu diệt khuẩn Hp khi phác đồ điều trị Hp 4 thuốc và phác đồ nối tiếp không phát huy tác dụng loại bỏ vi khuẩn hoặc gặp thất bại trong chữa trị. Với phác đồ này, người bệnh sẽ sử dụng thuốc trong thời gian 10 ngày, bao gồm thuốc PPI 2 lần/ngày, m0xicillin 2g/ngày và Lev0floxacin 500mg x 2 viên/ngày.
Kết quả điều trị: Phát đồ điều trị Hp 3 thuốc có chứa Levofl0xacin khẳng định khả năng tiêu diệt vi khuẩn cao hơn phác đồ điều trị Hp 4 thuốc. Tuy nhiên, phác đồ này lại phát huy tác dụng kém khi vi khuẩn Hp kháng Levofl0xacin. Do đó, bác sĩ chỉ áp dụng phác đồ điều trị Hp 3 thuốc có chứa Levofl0xacin trong một vài trường hợp có chọn lọc.
5. Sử dụng phác đồ cứu nguy có rifabutin và fuzazolidone
Một khi các phác đồ điều trị Hp không mang lại kết quả điều trị tốt, lúc này phác đồ cứu nguy có chứa thuốc fuzaz0lidone và rifabutin được đề xuất sử dụng. Tuy nhiên, điểm hạn chế khi sử dụng phác đồ này chính là thuốc Rifabutin có thể chọn lọc các chủng Myc0bacterium tuberculosis kháng thuốc, gây cản trở trong việc tiêu diệt vi khuẩn Hp. Bên cạnh đó, việc sử dụng các phác đồ điều trị 3 thuốc hoặc 4 thuốc có kèm theo furazolidone cũng giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp. Bởi ưu điểm chính của thuốc này đó chính là giá thành rẻ và không có dấu hiệu gây kháng thuốc. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc thường thể hiện không nhất quán do đó cần được nghiên cứu thêm.